0989688585
THÔNG TIN LIÊN HỆ

0989.68.85.85

Kỹ năng cần thiết khi thang máy gặp sự cố

Trang bị kiến thức đi thang máy để an toàn khi sử dụng là điều cần thiết. Cùng tìm hiểu các kỹ năng  khi thang máy gia đình gặp sự cố dưới đây nhé. Chắc chắn sẽ có ích với bạn đó. 

Những sự cố có thể xảy ra khi đi thang máy

1. Thang máy cúp điện
2. Thang máy dừng giữa tầng
3. Mất kiểm soát về tốc độ
4. Thang máy rơi tự do
5. Thang máy không đóng được cửa
6. Thang máy bị kẹt
7. Dừng tầng không chính xác

Kỹ năng cần thiết khi đi thang máy gặp sự cố

1. Giữ bình tĩnh- yếu tố quan trọng nhất khi gặp sự cố

Khi thang máy  gia đình gặp sự cố, bạn càng giữ được bình tĩnh thì càng dễ dàng, nhanh chóng tìm được cách xử lý. Việc bạn luống cuống, hoảng hốt, mất bình tĩnh, thậm chí là đập phá cửa thang máy cũng khiến bạn khó giải quyết được sự cố. Mặt khác, khoang thang máy có lượng khí Oxy lưu thông hạn chế. Do đó, nếu bạn càng mất bình tĩnh, vận động nhiều thì càng tiêu hao nhiều Oxy và khoang thang máy lúc đó sẽ trở nên ngột ngạt, khó thở. Hãy hít thở sâu; nhắm mắt một lúc rồi từ từ mở ra cho mắt làm quen với bóng tối. Đứng dựa lưng vào vách cabin, gần bảng điều khiển; nắm chắc tay vịn và hơi khuỵu gối đề phòng trường hợp thang rơi tự do rồi đột ngột dừng lại. Chỉ khi thang đứng yên mới được thay đổi tư thế khác.

2. Thử nút mở cửa thang máy

Khi thang máy gặp sự cố dừng đột ngột, việc đầu tiên bạn nên làm là thử bấm nút mở cửa một lần xem thang máy có mở cửa ra được không. Không nên ấn nhiều nút liên tiếp không cần thiết. Việc bấm các nút nhiều lần, thậm chí có thể làm sự cố thang máy nghiêm trọng hơn.

3. Nhấn nút gọi cứu hộ

Trường hợp gặp sự cố bạn đã thử ấn mở cửa nhưng thang máy gia đình không vận hành trở lại, bạn có thể ấn chuông gọi, báo động khẩn cấp hoặc nút trợ giúp trên bảng điều khiển thang máy. Các nút phục vụ việc cứu hộ cụ thể như sau:
• Intercom: Liên lạc với bên ngoài
• Emergency: Trường hợp khẩn cấp
Bạn cũng có thể thử cất tiếng gọi để nhờ những người xung quanh gần thang máy gặp sự cố hỗ trợ. Hoặc dùng điện thoại di động để gọi cho người thân.

4- Tuyệt đối không cạy cửa

Tuyệt đối không cạy cửa hoặc đập mạnh vào cửa để thoát ra ngoài; vì thang máy sẽ không tự động mở cả khi bạn cố gắng cạy cửa. Sau khi nhấn nút gọi cứu hộ, bạn có thể quan sát bảng điều khiển trong thang máy để tìm các thiết bị an toàn tự động được tích hợp cùng thang máy. Đó có thể là thiết bị dừng tầng đưa về vị trí tầng gần nhất và mở cửa với nguồn tích điện dự trữ. Như vậy, bạn có thể thoát ra khỏi thang máy gặp sự cố một cách an toàn.

5. Làm theo hướng dẫn của đội cứu hộ

Khi đội cứu hộ đến hỗ trợ, bạn hãy chú ý lắng nghe các hướng dẫn của họ. Bạn cũng nên cho đội cứu hộ biết tình trạng hiện tại của để họ kịp thời giúp đỡ. Nếu thấy thang máy di chuyển hay rung lắc cũng không nên quá hoảng loạn vì đó có thể là lúc đội cứu hộ đang xử lý phanh hoặc vô lăng.

6. Không tự ý thoát ra bằng đường thoát hiểm

Khi thang máy gặp sự cố, bạn nên ở yên trong thang máy để đảm bảo an toàn, không nên tự ý thoát ra bằng đường thoát hiểm trên nóc thang máy. Trên nóc thang máy được trang bị nhiều thiết bị điện và bạn có thể bị điện giật nếu thoát ra theo đường thoát hiểm. Bạn chỉ nên di chuyển theo đường này nếu có sự hướng dẫn và trợ giúp từ đội cứu hộ. Trường hợp mắc kẹt trong thang máy gặp sự cố, bạn có thể gọi vào số Hotline của nhà sản xuất. Người cầm số Hotline thường là chuyên viên có kỹ thuật, có khả năng xử lý tình huống, hỗ trợ.
Để an toàn cho bản thân và có thể giải quyết các sự cố khi đang bên trong thang máy bạn nên nắm chắc các kỹ năng trên để giúp mình và giúp mọi người nhé. Nếu bạn cần thêm thông tin hay tư vấn về các giải pháp xử lý sự cố thang máy có thể liên hệ với Delta theo số Hotline 0989. 68.85.85. Tư vấn viên của Delta luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.
Thanks

CÓ NHIỀU LỰA CHỌN VÀ TƯ VẤN TỐT HƠN

Thang Máy Delta tại Hà Nội 38
Đánh giá:
Thanks